Văn hóa sử dụng thang máy

Văn hóa sử dụng thang máy là một việc làm rất cần thiết. Thang máy là một phương tiện càng ngày càng trở nên phổ biến, đã là phương tiện thì chúng ta luôn khai thác theo hướng càng tiện – càng tốt. Tuy nhiên, đây lại là một phương tiện công cộng, rất hiếm người tự hữu riêng một cái thang máy để một mình sử dụng cả. Còn nói về công cộng, chúng ta thường đề cập đến văn hóa xem phim, văn hóa xếp hàng, văn hóa đi máy bay… Một điều tuy nhỏ nhưng rất quan trọng lại ít khi được mọi người nhắc đến, đó là văn hóa thang máy.

Sự tiện lợi và nhanh chóng của thang máy ta không bàn đến, điều muốn nói ở đây là ý thức sử dụng thang máy của người Việt Nam. Hầu hết mọi người đều nhận thức được rằng, đi thang máy sẽ nhanh hơn và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với thang bộ.


Tuy đầm công sở, quần tây, áo sơ mi, những bộ trang phục lịch sự, nhưng văn hóa sử dụng thang máy lại không có. Họ ý thức được rằng đi thang máy sẽ nhanh hơn cầu thang bộ nên nhiều khi họ tự phụ thuộc vào nó, sẽ là ngủ nướng thêm vài phút ở nhà, là cà kê quán xá thêm vài phút để khi đến công sở họ đứng đợi thang máy với tâm trạng bồn chồn và chỉ chực đợi cửa thang máy mở ra và xông vào như thế không nhanh thì thang máy sẽ đóng mất.
Cái cửa thang máy nó rất nhỏ, mà người ra, người vào cùng một lúc, tất cả trở lên lộn xộn.
Tần suất sử dụng thang máy ngày càng tăng, có thể ngày nào cũng phải vài lần đi lên đi xuống bằng thang máy, nhưng thời gian mỗi lần sử dụng chỉ tốn một vài phút. Một thói xấu đó là nghe điện thoại, nói chuyện to tiếng trong thang máy mà lại không để ý đến những người xung quanh, vẫn biết bên trong thang máy sóng điện thoại yếu, nhưng liệu có nhất thiết phải gào lên qua điện thoại?
Tuy nhiên giữ trật tự là tốt, nhưng không có nghĩa là im lặng và căng thẳng. Rất nhiều người cứ hay nhìn chằm chằm vào quần áo đồ đạc của người khác, hoặc là nhìn với vẻ canh chừng, có cảm giác như đi trên những chuyến xe buýt lúc nào cũng chật cứng người, Có đôi lúc chỉ đứng bằng một bàn chân. Do đó họ phải luôn cảnh giác với những tệ nạn móc túi, chôm đồ. Với cách cư xử như vậy vô hình chung làm cho không gian bên trong thang máy rất u ám, ngoài ra còn làm cho người khác khó chịu. Văn hóa thang máy chỉ tạo ra khi có mọi người ý thức được mình đang ở chỗ công cộng chịu “xuống nhạc” cho những câu truyện còn đang dang dở, mỉm cười thoải mái khi tình cờ gặp nhau trong thang máy.
Vẫn biết rằng thang máy được tạo ra để phục vụ đời sống con người. Đưa đời sống con người ngày càng trở nên hiện đại hơn, văn minh hơn. Nhưng cái gọi là văn hóa thang máy được hình thành từ cái văn mình đang ngày càng đi lên ấy sao mà mờ nhạt, đáng lên án đến thế. Vẫn còn những con người vô ý, không quan tâm đến những người xung quanh, chỉ làm theo thói quen như khạc nhổ, ngoáy tai, ngoáy mũi…, điều này rất mất vệ sinh khiến cho những người xung quanh rất khó chịu.
Còn có những người biến thang máy như một không gian riêng để thể hiện tích ích kỷ của bản thân mình, họ coi thang máy là một chốn không gian lý tưởng cho yêu đương. Hay đơn giản coi những nút bấm chờ, bấm thang lên xuống như một thứ trò chơi trẻ con nên có những hành động gây lãng phí điện vận hành và lãng phí thời gian của người khác.
Không gian trong thang máy rất hẹp nhưng ở đó nét văn hóa của con người văn minh hay không ta có thể nhìn thấy ở đó.
Dùng thang máy không còn là chuyện ý thức, nó đã đẩy tới văn hóa, đất nước đang tiếp cận với sự giao thoa của các nền văn minh, công nghệ hiện đại càng ngày càng phát triển, con người tiết kiệm thời gian và công sức. Sẽ còn rất nhiều vấn đề cần bàn đến về văn hóa thang máy. Và cái văn hóa này sẽ trở nên đẹp hơn nếu như mỗi người tự thay đổi thói quen và suy nghĩ của mình, cư xử lịch sự, tinh tế, thì thang máy sẽ phát huy hết chức năng của nó, đồng thời tạo ra một nét văn hóa đẹp trong môi trường làm việc cũng như sinh hoạt.

Văn hóa sử dụng thang máy
Văn hóa sử dụng thang máy

Văn hóa ứng xử khi đi thang máy

Đợi mọi người bước ra mình mới vào, không nhìn chằm chằm bất lịch sự với người đi cùng là những “nét văn hóa đẹp” cần nhớ khi bạn sử dụng thang máy.

1. Khi cửa thang máy mở ra, bạn không nên vội vàng bước vào, chắn lối ra của người khác vì như vậy có thể gây nên cảnh chen lấn, càng mất thời gian. Hãy lịch sự đứng sang bên cạnh để người trong thang máy đi ra hết rồi hẵng “hiên ngang” bước vào.

2. Trong trường hợp những người đi cùng thang máy đang bận cầm đồ lỉnh kỉnh, không tiện bấm nút, bạn có thể giúp họ bấm chọn tầng như một phép lịch sự.

3. Dù thang máy là không gian kín, có diện tích khá nhỏ, nếu không có quá nhiều người cùng đi, mọi người nên biết ý, đứng tạo khoảng cách với những người đi cùng để khiến họ cảm thấy thoải mái. Tất nhiên đừng nhìn chằm chằm vào người ta, vì trông bất lịch sự, có thể khiến người ta nghĩ bạn là “biến thái”.

4. Tuyệt đối không được tự ý đụng chạm, sờ soạng, hôn hít người khác trong thang máy. Tốt nhất là cứ “mỗi người một nơi” mà đứng cho dễ chịu.

5. Hãy bình tĩnh bấm nút rồi chờ thang đến chỗ bạn, chứ đừng vội vàng bấm liên hồi để “giục thang”. Đã có trường hợp người tầng dưới chưa kịp bước vào hết, thang máy đã đóng lại vì người tầng trên bấm “giục thang” gây ra tình huống rất nguy hiểm.

6. Một nụ hôn trong thang máy có lãng mạn đến đâu thì bạn cũng đừng “thực hành” khi có người khác đang đi cùng.

Văn hóa sử dụng thang máy
Văn hóa sử dụng thang máy

Vậy quy định mọi người khi đi thang máy ở nơi công cộng phải như thế nào? Đó là mọi người phải:

– Giữ trật tự, không ồn ào, không chen lấn xô đẩy, không tranh giành; Nếu đông phải theo thứ tự; Phải nhường đường (đứng ở hai bên) chờ cho người trong thang máy ra xong mới vào;

– Không được: vứt rác, làm mất vệ sinh, ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ, nô đùa, bấm nghịch lung tung trong ca bin và khu vực cầu thang máy.

– Không vận chuyển các đồ dùng, vật dụng cồng kềnh, quá khổ, dễ cháy nổ trong thang máy.

– Không đi quá trọng tải quy định, nếu quá thì người vào sau hoặc người gần cửa phải tự giác ra ngoài để thang máy vận hành.

– Khi ấn nút điều khiển phải nhẹ nhàng, đi đến tầng nào thì  ấn nút điều khiển đến tầng đó. Nếu có sự cố, mất điện, dừng đột ngột phải bình tĩnh gọi hỗ trợ, không tự động cậy cửa thang máy để thoát ra ngoài…

Để thuận tiện cho quá trình di chuyển, ở những toà nhà cao tầng thường được lắp đặt thang máy phục vụ cho quá trình di chuyển, đi lại của con người. Các trường đại học thông thường cũng được lắp thang máy để sinh viên thuận tiện hơn trong việc tới giảng đường học tập, không tốn quá nhiều thời gian leo thang bộ ở những dãy nhà cao tầng. Song văn hoá ứng xử của sinh viên, giới trẻ khi đi thang máy thì cần được nói tới rất nhiều.

1.    Thực trạng văn hoá ứng xử của sinh viên khi đi thang máy.
Mỗi người, mỗi cá nhân lại có những cách ứng xử khác nhau trong mỗi tình huống. Ở các trường đại học thông thường tâp trung số lượng sinh viên vô cùng lớn vì thế nhu cầu đi thang máy cũng tăng cao, nhất là vào giờ cao điểm. Tình trang chen lấn, xô đầy nhau khi đi thang máy là một hiện tượng thường xuyên xảy ra, nhất là với đối tượng sinh viên, là những người trẻ.
Điều này là hết sức bình thường bởi số lượng thang máy có hạn, nhu cầu đi lại của sinh viên lại cao mà chẳng ai muốn mình muộn học, phải leo thang bộ mất nhiều thời gian nên phải chen lấn nhau để tranh giành được chỗ trong thang máy nhanh chóng, sớm nhất cho kịp giờ học của mình.

Không những thế, có nhiều sinh viên khi đi thang máy còn có tình trạng nói chuyện lớn tiếng, đùa giỡn, nghịch phá trong thang máy,… làm ảnh hưởng tới người xung quanh, gây ấn tượng xấu về bản thân và ngôi trường đang theo học nếu trong số người di thang máy có quan khách tới thăm và làm việc với trường.
Tuy nhiên không phải ai cũng có ý thức kém như vậy. Có những sinh viên vẫn có ý thức cao, luôn chú ý tới việc tôn trọng nhau trong quá trình đi thang máy, không bon chen, xô đầy mà xếp hàng chờ tới lượt, nhất là vào giờ cao điểm tạo nên trật tự và an toàn tối đa khi đi thang máy.
2.    Biện pháp của nhà trường trong việc xây dựng văn hoá đi thang máy.
Để có được văn hoá ứng xử văn mình, lịch sự khi đi thang máy thì Nhà trường cũng cần vào cuộc để xây dựng cho sinh viên văn hoá đi thang máy đúng đắn nhất. Đó cũng chính là cách để học làm người hiệu quả.
Việc xây dựng một quy định về những điều được làm và không được làm khi đi thang máy, có hình thức xử lý rõ ràng đối với những sinh viên vi phạm lâu dần sẽ giúp mỗi sinh viên thực hiện theo, trở thành một thói quen, một nếp văn minh mới ở trường đại học, một nét đẹp trong văn hoá ứng xử của giới trẻ.
Hãy thử tưởng tượng mà xem, vào những giờ cao điểm khi lượng sinh viên quá đông mà nhu cầu của thang máy không thể đáp ứng nổi nhưng mỗi sinh viên luôn trật tự xếp hàng tới lượt mình đi thang máy lên lớp học mà họ cần đi thì quá trình vận hành của thang máy trở nên nhịp nhàng, hiệu quả hơn và cũng giúp cho mỗi người có thể nhanh chóng tới được nơi họ cần tới và tạo nên một nét đẹp trong văn hoá ứng xử tại trường học, giúp mỗi người có được thói quen tốt. Đó chẳng phải là quá tuyệt vời, quá văn minh hay sao?
Ý thức của con người là vô cùng quan trọng. Vậy nên để tạo nên một nét văn hoá trong khi đi thang máy, hãy có những hình thức tuyên truyền, giáo dục tới mỗi sinh viên để nâng cao ý thức của họ lên hơn bao giờ hết.
3.    Những cách ứng xử khi đi thang máy.
Có cách ứng xử đúng đắn khi đi thang máy là cách để bạn thể hiện văn minh, văn hoá của bản thân mình, văn hóa gia đình, xã hội. Hãy lưu ý và thực hiện một số điểm sau trong quá trình đi thang máy để luôn là một người lịch sự, có văn hoá, có giáo dục:
– Nếu thang máy có nhiều người chờ, bạn cần xếp hàng theo thứ tự đứng về hai phía để chờ thang máy, tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy gây những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra với bạn và những người xung quanh.
– Lưu ý nhường nhịn cho người già, trẻ nhỏ, người khuyết tật, phụ nữ có thai khi đi chung thang máy với mình, đồng thời có ý thức giúp đỡ họ.
– Tuyệt đối không được chen lấn, cười đùa, gây mất trật tự trong quá trình đi thang máy.
– Khi đứng trong thang máy bạn cần phải đứng hướng ra cửa thang máy, tránh tình trạng đứng đối diện với đám đông, hạn chế tình trạng gặp nguy hiểm khi có sự cố xảy ra.

– Nếu bạn là người đứng gần bảng điều khiển hãy chú ý giữ nút đóng, mở cửa khi có người ra vào thang máy để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mọi người trong thang máy.
– Đừng cố chen vào thang máy đã quá tải để giúp thang máy vận hành tốt với độ an toàn cao nhất. Việc bạn cố đi thang máy đã quá tải sẽ vô tình gây ra những sự cố đáng tiếc có thể làm ảnh hưởng tới tính mạng của bản thân và những người khác, khi thang máy quá tải cũng khiến cho thang máy không hoạt động được.
– Luôn tỏ thái độ thân thiện và biết nói lời cảm ơn nếu như bạn được ai đó giúp đỡ khi đi thang máy là cách để bạn thể hiện văn hoá của bản thân mình.
Có văn hoá, văn minh khi đi thang máy là cách để bạn bảo vệ cho bản thân và những người xung quanh mình. Là một người trẻ, một sinh viên được đào tạo có tri thức, có văn hoá hãy cư xử thật văn minh khi đi thang máy để tạo nên nét đẹp trong cuộc sống, lại giúp con người với con người thân thiện với nhau hơn. Cùng xây dựng văn hoá ứng xử để mỗi sinh viên luôn mang tới hình ảnh đẹp trong mắt người khác khi đi thang máy.