An toàn khi sử dụng thang máy là việc làm cần thiết khi sử dụng. Thang máy là thiết bị để tải người, hàng hóa, thực phẩm, giường bệnh từ tầng này đến tầng khác. Nó được dùng trong các cao ốc, siêu thị, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện… Hiện nay thang máy là thiết bị rất quan trọng, đặc biệt là nhà cao tầng vì nó giúp người ta không phải dùng sức chân để leo cầu thang và được sử dụng thay cho cầu thang bộ. Tuy nhiên để sử dụng thang máy an toàn và hiệu quả người sử dụng cần nắm được một số những quy định cơ bản:
– Chỉ sử dụng thang máy ở trạng thái kỹ thuật tốt, đã được kiểm định an toàn và được cấp đăng ký sử dụng.
-Những người vận hành và sử dụng thang máy phải trong trạng thái sức khỏe bình thường.
Cấm những người say rượu, thần kinh không bình thường vào vị trí vận hành điều khiển hoặc vào cabin để sử dụng thang máy.
-Trường hợp mất điện hoặc đang sửa chữa phải treo biển thông báo tạm ngừng hoạt động ở các tầng dừng và cắt cầu dao điện vào thang máy.
-An toàn khi sử dụng thang máy chở hàng có phần điều khiển đơn giản (dừng tầng điều khiển bằng tay) nhất thiết phải có nội quy vận hành chặt chẽ để đảm bảo an toàn trong vận hành khai thác sử dụng. Nội quy này phải được thủ trưởng đơn vị duyệt và treo ở vị trí dễ nhìn tại nơi vận hành.
Tuyệt đối không được vận chuyển tải mà không xác định được trọng lượng của nó.
-Khi vận chuyển loại hàng hoá rời, vụn, không được để hàng ra sân cabin mà phải đóng hàng vào bao bì, thùng chứa, chỉ được đổ ra sân đối với thang máy chuyên dùng vận chuyển hàng rời có kết cấu cabin thùng chứa tiêu chuẩn.
Cấm chở người trong thang máy chuyên dùng chở hàng (loại 5).
– Nghiêm cấm những người không có trách nhiệm tự ý vào các vị trí sau:
+ Buồng máy;
+Hố thang;
+ Đứng trên nóc cabin;
+Dùng chìa khoá mở các cửa tầng, cửa thông cửa quan sát, cửa buồng máy;
+Từ cầu dao cấp điện, hộp cầu chì.
+Chìa khoá các vị trí nói trên do người chịu trách nhiệm quản lý về sự hoạt động an toàn của thang máy giữ, chìa thứ hai được bàn giao luân phiên cho người trực vận hành.
– Tải trong cabin phải được sắp xếp chắc chắn ổn định, và phân bố cân đối trên mặt sàn.
Cấm chuyên chở các loại hàng nặng, cồng kềnh xếp đống cùng với người.
-Khi vận chuyển loại hàng có khả năng gây cháy, dễ kích thích nổ hoặc độc hại phải có biện pháp phòng ngừa đặc biệt.
Cấm vận chuyển các loại hàng này cùng với người.
Contents
1. Bên ngoài thang máy
Bảng điều khiển bên ngoài thang máy rất đơn giản. Chỉ có 2 nút để gọi thang máy đi lên và đi xuống, cùng với màn hình hiển thị xem thang máy đang di chuyển tới tầng nào trong hành trình. Đối với tầng dưới cùng thì chỉ có nút gọi thang máy đi lên. Ngoài ra còn có điện thoại để nói chuyện được với người sử dụng bên trong cabin.
2. Bên trong thang máy
Trái ngược với bên ngoài thang máy thì hệ thống điều khiển bên trong thang máy lại có nhiều nút điều khiển. Khi thang máy mở cửa thì đèn tín hiệu hoặc nút gọi thang máy sẽ thông báo thang máy tiếp tục đi lên hoặc tiếp tục đi xuống.
Nếu thang máy tiếp tục đi lên sẽ có tín hiệu (▲) thì những ai cần đi lên thì nên vào, còn có tín hiệu (▼) thì những ai cần đi xuống thì nên vào.
Khi vào bên trong cabin thì bảng điều khiển sẽ có các loại nút điều khiển sau:
- Nút số tầng : Dùng để di chuyển đến tầng tương ứng với lệnh gọi.
- Nút mở cửa: (◄►) dùng để mở cửa nhanh hoặc giữ thời gian mở cửa lâu hơn thời gian mặc định.
- Nút đóng cửa: (►◄) dùng để đóng cửa nhanh hoặc bỏ thời gian giữ cửa mặc định.
- Nút intercom và chuông: Dùng để liên lạc trong và ngoài phòng thang khi xảy ra tình huống khẩn cấp.
- Đèn báo tầng: cho biết vị trí của thang máy khi than máy tới tầng đó
- Đèn báo chiều: cho biết chiều di chuyển của thang máy.
- Hướng dẫn sử dụng
Khách muốn gọi tầng chỉ cần ấn vào nút lên nếu muốn lên và nút xuống nếu muốn đi xuống. Đèn sẽ sáng báo hiệu nhận được lệnh gọi. Khi đến tầng đèn nút ấn sẽ tắt.
Sau khi ấn nút, thang sẽ đến trong khoảng thời gian ngắn hay dài tùy thuộc vào vị trí của thang, thứ tự ưu tiên sẽ được thực hiện như sau:
- Nếu thang đang di chuyển cùng chiều với lệnh gọi, đi ngang qua tầng bạn đứng thì nó sẽ dừng, mở cửa để người khác đi vào
- Nếu thang máy di chuyển ngược chiều với lệnh gọi hay cùng chiều mà không đi qua tầng khách đứng thì nó sẽ tự động quay lại đón bạn sau khi phục vụ xong các lệnh gọi trước.
Trước khi vào thang, bạn cần kiểm tra mũi tên trên màn hình để đảm báo nó di chuyển đúng chiều bạn muốn.
Khi vào thang máy: Bạn bấm nút số tầng mà bạn muốn tới đèn nút ấn sẽ sáng lên báo hiệu nhận được lệnh gọi. Nếu muốn mở cửa trở lại hoặc giữ cửa lâu hơn thời gian giữ cửa mặc định thì nhấn vào nút DO trong thang máy được ký hiệu (◄►), đến khi khách vào hết thì thả ra. Nếu muốn đóng cửa nhanh thì bấm nút DC trong thang máy được ký hiệu (►◄), cửa sẽ đóng lại và thang máy sẽ chạy ngay.
3.Những kiến thức an toàn khi sử dụng thang máy dành cho người lớn
Thang máy được thiết kế vô cùng thân thiện với người dùng, cách sử dụng cũng rất đơn giản, độ an toàn khá cao. Thế nhưng thang máy vẫn có khả năng gặp sự cố như mất điện, lỗi hệ thống, trục trặc kỹ thuât,…và những tình huống bất ngờ khác. Việc trang bị cho bản thân những kiến thức an toàn về thang máy là rất cần thiết. Dưới đây là một số cách tự “cứu” mình khi chẳng may bị kẹt trong thang máy.
– Khi bạn bị kẹt trong buồng thang máy, trước tiên bạn phải thật bình tĩnh, không nên tìm mọi cách phá thang ra ngoài hoặc leo lên trên nóc thang vì điều này rất nguy hiểm.
– Bạn hãy thử lần lượt các cách sau: bấm nút mở cửa cabin; bấm chuông báo động khẩn cấp hoặc nút trợ giúp (thường là nút nổi bật nhất trong cabin); gọi vào số đường dây nóng có ghi bên trong thang máy; gọi to hoặc gõ vào thành thang máy để báo cho người ở ngoài biết.
– Nếu không ai phản hồi, bạn có thể thử dùng một vật cứng như chìa khoá xe tay ga đưa vào khe cửa và từ từ vặn nhẹ như khi mở khoá, tránh bẻ ngang sẽ làm gãy chìa, tay kia hỗ trợ bám vào mép cửa kéo từ từ kéo ra. Cửa hở đến đâu chêm vào đến đó, đến khoảng 1.5cm là người thường có thể mở ra được. Trong lúc làm vẫn nên gọi to và gây động lớn báo cho người ngoài.
– Trường hợp thang máy rơi “không phanh”, bạn hãy nằm ngửa sát sàn, càng gần vị trí trung tâm cabin càng tốt, 2 tay ôm lấy đầu. Đây là tư thế hạn chế sự tổn thương nhất khi thang máy rơi xuống.
– Trường hợp mất điện, bạn nên đứng dựa lưng vào thành thang, nắm chắc tay vịn, hơi khuỵ gối nếu thang vẫn đang trôi để đề phòng thang đột ngột dừng lại.
– Nếu không nhận được sự trợ giúp ngay bạn cũng đừng nên quá sợ hãi, vì trong một khoảng thời gian nhất định rất hiếm khi xảy ra tình trạng ngộp thở do thiếu oxy. Tuyệt đối không tự ý trèo ra ngoài qua cửa thoát hiểm. Kinh nghiệm cho thấy, trong trường hợp bị kẹt trong thang máy thì ở trong cabin là an toàn nhất.
– Lưu ý nếu thang ở lưng chừng giữa 2 tầng thì ưu tiên xuống tầng dưới. Nhảy ra ngoài dứt khoát phòng khi đang đứng ngay cửa thang thì thang hoạt động lại, thang trôi xuống hoặc đi lên đều có thể gây thương vong và không nên quay trở lại buồng thang.
4.Những kiến thức an toàn khi sử dụng thang máy dành cho trẻ em
Tính đến nay, đã có hàng trăm vụ tai nạn liên quan đến thang máy mà nạn nhân phần lớn là các trẻ em. Nguyên nhân chính là do tính nghịch ngợm của trẻ cộng với sự lơ là, bất cẩn của người lớn, đã dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Gia đình nên dạy trẻ những kiến thức an toàn khi sử dụng thang máy, giúp trẻ có ý thức về những việc nên làm và không nên làm khi đi thang máy.
– Nhắc trẻ nên đứng xếp hàng và nép sang 1 bên khi chờ thang, tránh đứng gần cửa thang.
– Hướng dẫn trẻ nhận biết các nút bấm và các ký hiệu trên bảng hiển thị bên trong và bên ngoài thang máy, làm sao để biết thang đang lên hay xuống, thang đang ở tầng mấy, nút nào có chức năng gì.
– Nếu cabin đã đủ người hoặc thấy quá đông thì nên kiên nhẫn chờ thang sau, không nên đi thang sắp quá tải vì rủi ro gặp sự cố sẽ cao hơn, nhất là với trẻ nhỏ.
– Khi vào thang máy thì phải bước lùi về cuối cabin, mặt nhìn hướng về phía trước, tránh xa cửa và không dựa vào cửa.
– Dặn trẻ không được nghịch phá, nô đùa, nhúng nhảy trong buồng thang hoặc dùng tay chân hoặc vật khác chặn cửa thang.
– Không nên để trẻ cầm theo các vật như dây thừng, vật cứng, vật sắt nhọn,… đi vào thang máy
– Khi thang máy dừng lại, không đặt tay lên cửa, phải đợi cửa mở ra hẳn, bước nhanh và dứt khoát ra ngoài, cẩn thận khoảng trống dưới chân.
– Nếu thấy thang máy có biểu hiện bất thường, phải nhanh chóng ra khỏi thang, thông báo cho người lớn.
– Trường hợp trẻ bị kẹt trong cabin thang máy thì bấm nút gọi hỗ trợ hoặc gọi to đập mạnh tay vào thành cabin để thông báo cho người ở ngoài.
– Cảnh báo trẻ không được dùng thang máy khi có sự cố hoả hoạn hay mất điện.