THIẾT KẾ THI CÔNG NHÀ XƯỞNG

Tổng quan về thiết kế nhà xưởng

Nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp, nhà kho là nơi trực tiếp tạo ra giá trị cho doanh nghiệp của bạn, nên cần được đầu tư nghiêm túc hơn về thiết kế. Cần nghiên cứu kỹ lưỡng về đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp, vị trí địa hình khu vực xây dựng, để có biện pháp bố trí hiệu quả nhất.
Một công trình nhà xưởng được đầu tư thiết kế bài bản, không gian được bố trí, sắp xếp logic sẽ mang đến sự thuận tiện cho người lao động, giúp tối ưu sản xuất, lưu trữ hàng hóa, chất lượng công trình cao và thời gian sử dụng sẽ bền vững và lâu dài hơn.
Thiết kế thi công nhà xưởng
Thiết kế thi công nhà xưởng

Vai trò của thiết kế nhà xưởng

Bản vẽ thi công nhà xưởng tiền chế được xây dựng, thiết kế dựa trên những quy chuẩn mà nhà đầu tư muốn ở công trình. Mỗi chi tiết trong bản vẽ nhà xưởng thép là một phần quan trọng đóng góp vào quá trình thiết kế nhà xưởng sau này. Từ đó, các nhân viên có thể dựa theo bản vẽ nhà xưởng khung thép đó mà tiến hành thi công công trình. Vai trò không thể phủ nhận của bản vẽ khung thép nhà xưởng được dựa trên cả quá trình thi công, nếu có bất kì sai lệch về số đo, số lượng và độ dài đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ làm việc. Bản vẽ nhà xưởng khung thép càng chi tiết, rành mạch càng đảm bảo cho chất lượng nhà xưởng, tránh cả những thất thoát về kinh tế và công sức do việc phải thực hiện lắp ráp nhiều lần.

Nội dung hồ sơ thiết kế :

  1. Mặt bằng tổng thể, mặt bằng các khối công trình, mặt bằng sơ đồ công nghệ, công trình phụ.
  2. Hồ sơ phối cảnh + hồ sơ kiến trúc.
  3. Hồ sơ kết cấu khung vì kèo, bê tông cốt thép …
  4. Hồ sơ kỹ thuật điện, phòng cháy chữa cháy, xử lý nước, chất thải.
  5. Bể nước ngầm, tháp nước…
  6. Kết cấu nền đường nội bộ, hệ thống thoát nước ngọai vi.

Hồ sơ thiết kế xưởng công nghiệp gồm những gì?.

Thiết kế cơ sở: Bao gồm phần thuyết minh và hồ sơ kỹ thuật thi công.

Phần giới thiệu: Tóm tắt điạ điểm, vị trí xây dựng. Đưa ra phương án thiết kế sơ bộ dựa trên mặt bằng tổng thể hoặc phương án đối với công trình xây dựng theo tuyến. Vị trí, quy mô, các hạng mục công trình và các công việc kết nối giữa các hạng mục thuộc dự án với hạ tầng kỹ thuật của khu vực ngoài nhà xưởng.

  • Phương án về công nghệ, dây chuyền đối với những công trình có yêu cầu công nghệ cho thiết kế.
  • Các phương án hệ thống kỹ thuật, hạ tầng, kết cấu chính của công trình.
  • Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định của các khu công nghiệp khi thiết kế.
  • Đưa ra các danh mục tiêu chuẩn khi áp dụng trong thiết kế xưởng công nghiệp.
  • Bao gồm phần thuyết minh và hồ sơ kỹ thuật thi công

Quy trình triển khai hồ sơ thiết kế: 
Gặp chủ đầu tư, trao đổi ý tưởng và nắm bắt các nhu cầu của chủ đầu tư.

  1. Sơ bộ dự toán + theo hợp đồng thiết kế (tạm ứng đợt 1 : 30% chi phí ).
  2. Thiết kế tổng mặt bằng  theo sơ đồ công nghệ + hồ sơ xin phép xây dựng (nếu có) .
  3. Thiết kế tổng mặt bằng + phối cảnh tổng thể + (tạm ứng tiền đợt 2; 30% chi phí) .
  4. Triển khai hồ sơ kỹ thuật gồm : Kết cấu, điện, nước, công nghệ, đường ống và bản vẽ kỹ thuật khác…
  5. Bàn giao hồ sơ bản vẽ + file hồ sơ + thanh toán chi phí còn lại và thanh lý hợp đồng.

Ghi chú : Trong thiết kế nhà công nghiệp có 3 tiêu chí quan trọng :

a. Bố trí tổng mặt bằng phù hợp với sơ đồ công nghệ hiện tại và kế họach mở rộng của chủ đầu tư hoặc phân kỳ đầu tư của dự án. Cố gắng để đảm bảo rằng mọi sự thay đổi về sau không có sự “đập bỏ một phần” để cho phù hợp.
b. Am hiểu vật tư và lựa chọn phù hợp với từng đặc điểm của nhà xưởng để sản xuất : Như nhà xưởng sản xuất thuốc, thực phẩm và nhà xưởng sản xuất sơn, cơ khí.
c. Luôn thực hiện tính toán nhiều sơ đồ tính, nhưng chọn ra phương án hợp lý nhất về tiết kiệm và phù hợp nhu cầu sử dụng.

Cần lưu ý gì khi thiết kế nhà xưởng công nghiệp.

-Có các tính toán bao quát trên tổng diện tích công trình, phù hợp với những yêu cầu, tiêu chuẩn về mặt bằng xây dựng.

-Đảm bảo được trong quá trình thi công, xây dựng không phát sinh bất kỳ sự cố hay bất tiện nào xảy ra.

-Đáp ứng được các đường dẫn máy móc, thiết bị của loại xưởng cần thi công, xây dựng.

-Có sự tìm hiểu, chuẩn bị kỹ lưỡng về các vật tư sử dụng nhằm đảm bảo sự phù hợp với môi trường và nhu cầu đối với khu xưởng công nghiệp.

-Thực hiện những tính toán sơ về các thông số kỹ thuật khi thiết kế sàn, mái, nóc gió, độ dày bê tông nền, hệ thống thông gió, làm mát, hệ thống phòng cháy chữa cháy, chiếu sáng, chống sét… Có các phương án phù hợp cho nhu cầu sử dụng trong kế hoạch xây dựng, các chi phí đầu tư.

-Yêu cầu sự nghiêm ngặt trong việc coi trọng các lỗi kỹ thuật trên sơ đồ, đảm bảo cho sự an toàn trong việc vận hành của nhà xưởng.

-Bố trí mặt bằng tổng thể phù hợp với sơ đồ xưởng công nghiệp hiện tại và kế hoạch mở rộng sau này của chủ đầu tư.

-Tìm hiểu về vật tư và có những lựa chọn phù hợp với đặc điểm của loại hình xưởng mà doanh nghiệp muốn thi công.

-Luôn thực hiện các tính toán nhiều sơ đồ tính, có phương án thiết kế phù hợp đảm bảo nguồn chi phí đầu tư và phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Thiết kế thi công nhà xưởng
Thiết kế thi công nhà xưởng

Tiểu chuẩn lựa chọn công ty thiết kế xây dựng nhà xưởng uy tín

Việc lựa chọn đúng đơn vị thiết kế thi công uy tín sẽ giúp bạn đảm bảo được về chất lượng công trình. Có thể dựa vào những tiêu chuẩn đánh giá cụ thể nhằm đáp ứng công năng sử dụng, chất lượng vật tư, tiến độ thi công, thủ tục pháp lý rõ ràng.
Để có thể tìm hiểu rõ ràng về sự uy tín của đơn vị thiết kế, bạn có thể tìm hiểu các thông tin quan trọng như hồ sơ năng lực, giấy phép kinh doanh, các công trình đã thực hiện.
Tuy là phần thông tin cơ bản nhưng điều này giúp bạn có thể có cái nhìn khái quát về công ty thiết kế. Đồng thời nắm được năng lực chuyên môn chung của đội ngũ KTS, kỹ sư.
  • Có các điều khoản hợp đồng và thủ tục pháp lý rõ ràng: Một trong những lưu ý quan trọng nhất khi tìm kiếm đơn vị xây dựng nhà xưởng là tham khảo các thủ tục pháp lý, cũng như điều khoản trong hợp đồng thiết kế thi công.
Bạn có thể dành nhiều thời gian để tham khảo, nhận tư vấn cũng như thương lượng với đơn vị thi công để có kết quả làm việc tốt nhất.
Điều này vô cùng quan trọng, tránh những mâu thuẫn, phát sinh và tranh chấp không đáng có. Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng và cẩn trọng trong việc đưa ra các điều khoản chung được ký kết trong hợp đồng.
  • Đưa ra nhiều sự tham khảo trong lựa chọn: Khi lên kế hoạch xây dựng kho, xưởng bạn nên có cái nhìn bao quát và đánh giá so sánh toàn diện. Từ thời gian thiết kế, thi công, đến giá thành, năng lực thi công. Việc này giúp chủ đầu tư có thể lựa chọn được công ty phù hợp với yêu cầu và mức đầu tư hợp lý.
  • Cam kết và các chế tài cho đơn vị thiết kế xây dựng nhà xưởng: Việc đưa ra các yêu cầu và chế tài cho công ty thiết kế cũng như đối tượng trực tiếp thi công xây dựng. Sẽ giúp bạn kiểm soát được tối đa hiệu quả và chất lượng công trình kho, xưởng của mình.
  • Tính linh hoạt và hỗ trợ công tác quản lý: Để đảm bảo được chất lượng của công trình sau khi được đưa vào hoạt động. Công tác quản lý trước, trong và sau thi công sẽ là những yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu bỏ qua khâu kiểm tra này, bạn sẽ không thể tránh khỏi những hậu quả và rủi ro mà quá trình thi công gặp phải.
  • Thiết kế thi công nhà xưởng
    Thiết kế thi công nhà xưởng

 

Những yếu tố cần xem xét khi thiết kế xưởng sản xuất

Là chủ đầu tư, bạn cần xem xét những yếu tố quan trọng dưới đây để có thể đem lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp của mình.

 An toàn

An toàn là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất. Một bản vẽ thiết kế nhà xưởng, hoàn hảo, độ an toàn cao sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động tốt nhất cũng như đảm bảo trong an toàn lao động cho cán bộ ,công nhân viên làm việc trong nhà xưởng.

 Khả năng cải tạo, mở rộng trong tương lai

Công tác thiết kế phải đáp ứng được nhu cầu mở rộng, cải tạo nhà xưởng trong tương lai cho doanh nghiệp.

 Vận hành công việc trơn tru

Việc thiết kế phải đảm bảo rằng khi đi vào vận hành sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất trong công việc. Nguyên vật liệu thô sẽ đi vào một đầu của nhà xưởng và sản phẩm sẽ đi ra ở một đầu khác. Quá trình sản xuất không đơn thuần chỉ thực hiện theo một đường thẳng mà có thể sản xuất theo mô hình zích zắc, song song, chữ U,…

Không gian sử dụng, xử lý nguyên vật liệu và đầu ra

Thiết kế phải đảm bảo không gian xử dụng như khu vực lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho, lối đi trong nhà xưởng thông thoáng, dễ di chuyển. Các chủ doanh nghiệp nên yêu cầu nhà thiết kế sao cho việc xử lý nguyện vật liệu đơn giản và hiệu quả. Vấn đề nữa đó là công năng sử dụng của nhà xưởng phải đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, có lợi cho việc kinh doanh.

 Sự thoải mái của công nhân viên trong nhà xưởng

Tinh thần làm việc của nhân viên có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như hiệu quả của công việc. Để có thể khiến cho công nhân viên hưng phấn hơn trong lúc làm việc thì người thiết kế nên bố trí những cây xanh xung quanh xưởng, màu sắc tường rực rỡ, tạo cảm giác thoải mái.

Mục tiêu chính của thiết kế nhà xưởng là đảm bảo được tính liên tục trong công việc, không bị gián đoạn.